Du khách mong chờ ‘bung xõa’ với Siêu lễ hội biển 29.4 tại Charm Resort Hồ Tràm
Điều này là do căn bệnh này có thể ngăn cản một người quan hệ tình dục hoặc có thể gây khó khăn để đạt được hoặc duy trì sự cương cứng (rối loạn cương dương), dẫn đến căng thẳng, theo Times of India.Quang Hải hóa ‘phi hành gia’ ngày sinh nhật, Hoàng Đức đón hạnh phúc riêng
Chị Nguyễn Thị Phượng, nhân viên một xe bán hàng lưu động tại chợ Bình Tây, cho biết chủ quán bố trí khoảng 20 chiếc bàn cho khách ngồi, chủ yếu bán các món nướng, giá từ 20.000 - 40.000 đồng/phần. Thông thường khu vực này hoạt động nhộn nhịp nhất là từ 20 giờ đến hơn 21 giờ, những ngày cuối tuần lượng khách đến đông hơn, bàn ghế ở cửa hàng đều kín người.
1.670 tỉ đồng để 'giữ chân' du khách ở Hội An lâu hơn
Sau thành công của mùa 1, Chị đẹp đạp gió trở lại quy tụ dàn nghệ sĩ nổi tiếng như Mỹ Linh, Thu Phương, Phương Thanh, Tóc Tiên, Minh Hằng… Trải qua 10 tập phát sóng, dù vướng phải những tranh luận về âm nhạc, kết quả loại trừ… song không thể phủ nhận rằng show thực tế này cũng có những "điểm sáng" khi mang đến những màn trình diễn được đầu tư, tạo cơ hội để các nghệ sĩ vượt qua giới hạn bản thân, làm những điều mới mẻ cho sự nghiệp.Trong khi đó, nhà sản xuất Chị đẹp đạp gió cũng từng chia sẻ rằng: "Người ta chỉ dùng đến drama khi không có gì trong tay cả. Với những gì chúng tôi đang làm, với những nghệ sĩ đang tham gia, chúng tôi có nhiều điều tốt đẹp, nhiều điều hay để gửi đến khán giả chứ không cần đến drama". Từ thời điểm Chị đẹp đạp gió 2024 chuẩn bị lên sóng, đã có không ít đồn đoán về sự gắn kết giữa các nghệ sĩ tham gia chương trình. Trong đó, mối quan hệ giữa Minh Hằng và Tóc Tiên được quan tâm khi cả hai luôn được đặt lên bàn cân so sánh. Song khi chia sẻ với chúng tôi, Tóc Tiên khẳng định "không có sự đấu đá như mọi người kỳ vọng". Giọng ca 8X cho rằng khi làm việc trong tập thể, việc mâu thuẫn là điều không tránh khỏi song "chúng tôi biết nhường nhịn, lắng nghe nhau, cùng nhau tạo ra tiết mục hay gửi tới khán giả". Thực tế cho thấy trong suốt 10 tập phát sóng, dù có không ít tranh cãi về tiết mục, âm nhạc song sự gắn kết giữa các nghệ sĩ là không thể phủ nhận. Nhiều người nói vui Chị đẹp đạp gió như một show "chữa lành" khi hóa giải nhiều hiểu lầm.Trước khi đến với chương trình, mối quan hệ thầy trò giữa Thu Phương - Kiều Anh hay Mỹ Linh - Dương Hoàng Yến có nhiều khúc mắc. Song họ đã chọn chia sẻ, cởi mở với nhau trong show thực tế này và nhờ đó, mọi vấn đề được giải quyết. Chị đẹp đạp gió 2024 mang đến nhiều trải nghiệm hơn khi yêu cầu các nghệ sĩ trong thời gian ngắn phải chinh phục được các thử thách như biểu diễn cùng lưới khổng lồ, vũ đạo cùng giày ballet, xiếc tre kết hợp đu bay trên không, xiếc múa lửa và đu người trên không, bập bênh đu quay… Tất cả những thử thách này tạo cơ hội cho khán giả thấy được sự chịu chơi, bứt phá của các chị đẹp khi quyết định đến với show thực tế này.Nhìn chung, Chị đẹp đạp gió mùa 2 dù còn nhiều hạn chế song không thể phủ nhận sự nỗ lực của các nghệ sĩ trong quá trình sáng tạo. Nhiều khán giả cho rằng ê kíp sản xuất cần đầu tư hơn vào khâu kịch bản, cho thấy sự đa dạng trong âm nhạc… để chinh phục nhiều đối tượng khán giả hơn.
Đang có công việc ổn định tại một ngân hàng lớn, là mơ ước của nhiều người thế nhưng cô gái Nguyễn Thị Quỳnh Trang đã quyết định "bỏ lại sau lưng" để nhập ngũ vác lên vai chiếc ba lô màu xanh áo lính.Quỳnh Trang (24 tuổi, nhà ở TP.Biên Hòa, Đồng Nai), 2 năm trước Quỳnh Trang tốt nghiệp Trường ĐH Tài chính - Marketing, sau đó vào làm việc Ngân hàng Sacombank - Phòng giao dịch Hố Nai.Chia sẻ về lý do rẽ ngang của mình, Quỳnh Trang cho hay gia đình có truyền thống là bộ đội cụ hồ, nên từ nhỏ đã quen cũng như yêu thích màu áo lính. "Lúc nào cũng tự hào, hãnh diện khi nghe bố mẹ kể về môi trường quân đội, công việc, truyền thống và đồng đội của mình. Đó là những khó khăn, vất vả, những hy sinh thầm lặng, sự mưu trí, dũng cảm, sẵn sàng chiến đấu, anh dũng hy sinh đổi lấy cuộc sống bình yên và hạnh phúc cho nhân dân. Qua những câu chuyện kể đó, không biết từ khi nào, mình đã yêu cái nghề mà bố và các đồng đội của bố đã lựa chọn". Quỳnh Trang nói.Cho nên sau 2 năm trải nghiệm với công việc ngân hàng, trong đợt tuyển quân lần này Quỳnh Trang đã quyết định thử thách môi trường quân ngũ và cũng mong muốn được phục vụ lâu dài như bố và các chú.Một bóng hồng khác ở TP.Biên Hòa cũng tên Trang, cũng tốt nghiệp đại học đã tình nguyện đi nghĩa vụ quân sự đợt này. Đó là Đào Thị Huyền Trang (23 tuổi), vừa tốt nghiệp cử nhân kế toán tại Trường ĐH Đồng Nai vào giữa 2024, sáng tháng 9.2024 thì có thêm niềm vui lớn khác là vinh dự đứng vào hàng ngũ của Đảng. Dù có nhiều cơ hội việc làm ngay sau khi ra trường nhưng Huyền Trang đã viết đơn tình nguyện nhập ngũ.Huyền Trang tâm sự gia đình có truyền thống bộ đội, nên từ nhỏ đã nhận thức và hiểu về lực lượng quân đội Việt Nam. Được sự động viên, khích lệ của gia đình, Trang đã không chần chừ khi viết đơn tình nguyện nhập ngũ và háo hức chờ ngày lên đường.Huyền Trang cũng mong muốn được học hỏi và rèn luyện trong môi trường quân ngũ để trở thành người kỷ luật, trưởng thành và có trách nhiệm hơn. Đồng thời đóng góp sức mình góp phần xây dựng quân đội ngày càng vững mạnh. Huyền Trang nghĩ rằng khi trải nghiệm cuộc sống trong quân ngũ mình sẽ hiểu rõ hơn về các chiến sĩ đang bảo vệ Tổ quốc, từ đó thêm trân trọng những giá trị của hòa bình và độc lập dân tộc.Huyền Trang chia sẻ: "Điều quan trọng là phải có lòng yêu nước, tinh thần trách nhiệm và ý thức cống hiến cho xã hội. Dù là nam hay nữ, nếu có đủ quyết tâm và nỗ lực, chúng ta đều có thể đạt được thành công trên con đường mình đã chọn."Theo Bộ Chỉ huy quân sự Tỉnh Đồng Nai, trong số 10 nữ trúng tuyển nghĩa vụ quân sự 2025, địa bàn TP.Biên Hòa chiếm đa số với 7 người. 3 nữ công dân còn lại chia đều 3 địa phương khác là: Cẩm Mỹ, Nhơn Trạch và Định Quán.Cụ thể Mai Thị Út (23 tuổi) ở Cẩm Mỹ thì tốt nghiệp ngành phục hồi chức năng của Trường đại học Y dược TP.HCM. Út nhận định con đường phía trước nhiều khó khăn, thử thách nhưng đây cũng là cơ hội để em trưởng thành.Lê Kim Ngân (23 tuổi) ở Nhơn Trạch thì tốt nghiệp ngành luật Trường đại học Mở TP.HCM. Ngân nhận định: "Là nữ thì sẽ có một vài khó khăn hơn so với các bạn nam, nhưng tôi quyết tâm, cố gắng hết sức để hoàn thành nhiệm vụ"."Bóng hồng" cuối cùng là Lê Đoàn Anh Thư (22 tuổi) ở H.Định Quán, tốt nghiệp Trường cao đẳng Kinh tế TP.HCM. Từ ngày có giấy thông báo trúng tuyển nghĩa vụ quân sự, Anh Thư được các trang mạng xã hội chia sẻ thông tin với sự ngưỡng mộ, tự hào, một "bóng hồng" làm rạng ngời vùng cao của tỉnh Đồng Nai.
3 kiểu quần dài đón thu để nàng thêm điểm cộng xuống phố
Ngày 1.1 đoàn công tác của Cục Giám định nhà nước về chất lượng công trình xây dựng, Bộ Xây dựng, đã đến ghi nhận hiện trường vụ tai nạn lao động tại thủy điện Đăk Mi 1. Theo ông Hoàng Hải, Cục trưởng Cục Giám định nhà nước về chất lượng công trình xây dựng, đoàn sẽ tiếp cận hồ sơ tài liệu công trình và làm việc với các bên liên quan, chủ đầu tư, nhà thầu, tư vấn giám sát... và khảo sát thực tế. Sau đó, sẽ đưa ra phân tích, đánh giá kỹ lưỡng trên cơ sở khoa học về những vấn đề liên quan tới công trình này.Sau khi có ý kiến từ Cục Giám định nhà nước về chất lượng công trình xây dựng, chiều cùng ngày lực lượng cứu nạn đã bắt đầu phá dỡ các khối bê tông bị sập để tìm kiếm nạn nhân còn mất tích. Trong sáng 1.1, ông Lê Ngọc Tuấn, Chủ tịch UBND tỉnh Kon Tum, cũng đã có mặt tại hiện trường để chỉ đạo, đôn đốc các lượng lượng tìm kiếm cứu nạn.Cùng ngày, Công an tỉnh Kon Tum cũng đã phối hợp Viện Khoa học hình sự, Bộ Công an triển khai công tác khám nghiệm hiện trường vụ tai nạn. Các kỹ thuật viên Viện Khoa học hình sự đã tiếp cận thân đập nơi sạt trượt và những khối bê tông bị rơi xuống để ghi hình, đo đạc lõi thép, kết cấu bê tông. Theo ghi nhận, vị trí khối bê tông bị đổ sập cách chân đập khoảng 30 m. Khối bê tông có chiều dài gần 20 m rơi xuống phiến đá dưới chân đập và vỡ thành nhiều khối kích thước khác nhau. Đây là vị trí nghi ngờ thi thể của nạn nhân còn lại đang bị vùi lấp bên dưới. Hiện tại lực lượng cứu nạn, cứu hộ đã kết thúc việc tìm kiếm tại hố nước sâu dưới thân đập. Hố nước này trước đó là lòng sông. Trong quá trình thi công thủy điện đã xây đập, ngăn dòng tạo thành một hố nước có diện tích khoảng 100 m2, sâu 5 - 6 m. Sau khi hút cạn nước dưới hồ, lực lượng cứu nạn, cứu hộ của tỉnh Kon Tum và quân đội đã lặn, mò khắp lòng hồ để tìm kiếm dưới lớp bùn dày và đã phát hiện một số bộ phận cơ thể.Đến nay lực lượng chức năng đã tìm thấy 3 thi thể đưa về gia đình an táng. Ngoài ra, trong số 2 công nhân còn mất tích đã tìm thấy một phần thi thể. Chủ đầu tư dự án là Công ty CP Quang Đức Kon Tum đã hỗ trợ bước đầu 100 triệu đồng, UBND H.Đăk Glei hỗ trợ 5 triệu đồng cho mỗi gia đình nạn nhân.Như Thanh Niên đã đưa tin, khoảng 3 giờ ngày 31.12.2024, tại công trình thủy điện Đăk Mi 1 xảy ra vụ tai nạn lao động sập giàn giáo khiến 3 người chết, 2 người mất tích.Cụ thể, trong quá trình đổ bê tông hạng mục đập tràn của thủy điện Đăk Mi 1 có 5 công nhân bị tai nạn lao động, gồm: Hà Văn Sơn (29 tuổi), Kha Văn Kháy (26 tuổi), Ngân Văn Long (32 tuổi), Lương Văn Hùng (20 tuổi, cùng ở Nghệ An) và A Tuất (34 tuổi, ở Kon Tum). Đến trưa 31.12, lực lượng chức năng đã tìm được thi thể 3 công nhân. 2 nạn nhân mất tích còn lại vẫn đang được tìm kiếm.